DỰ ÁN IOT TEENS CONNECT

Dự án “IoT Teens Connect” đã được tạo ra với mục tiêu phục vụ cộng đồng học sinh trung học cơ sở, nhằm cung cấp cho họ một trải nghiệm học tập hiện đại và đầy đủ thông qua việc áp dụng công nghệ IoT. Bằng cách sử dụng bo mạch Arduino cùng các linh kiện điện tử, dự án này hy vọng khơi dậy sự sáng tạo và khám phá của các bạn học sinh, từ khối 7 trở lên, để họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình vào việc giải quyết các vấn đề thực tế.

Mục tiêu chính của dự án là truyền cảm hứng và khuyến khích các bạn học sinh tự tìm kiếm giải pháp cho những thách thức trong cuộc sống bằng cách sử dụng công nghệ IoT và lập trình cơ bản. Thông qua việc lắp ráp và xây dựng các sản phẩm sử dụng linh kiện điện tử cơ bản, các bạn học sinh được khuyến khích thể hiện sự sáng tạo của mình và tiếp cận với thực tiễn công nghệ.

Sau khi hoàn thành dự án, mong muốn là các bạn học sinh sẽ tiếp tục phát triển và áp dụng những kiến thức và kỹ năng họ đã học được vào các lĩnh vực khác nhau. Điều này không chỉ giúp họ cải thiện trong học tập mà còn định hướng cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, dự án cũng nhằm mục đích hỗ trợ và đào tạo các giáo viên về IT và Công nghệ để họ có thể truyền đạt kiến thức về IoT cho các thế hệ học sinh tiếp theo. Sự hỗ trợ này giúp xây dựng một cộng đồng giáo viên có kiến thức vững vàng về công nghệ, từ đó lan tỏa sự đổi mới và khám phá trong giáo dục.

Dự án “IoT Teens Connect” là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển của trường học và chính quyền địa phương. Qua việc kết hợp nguồn lực và bản sắc cộng đồng, dự án này hy vọng tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững trong học tập và phát triển xã hội.

Thiết kế của chương trình xây dựng theo khảo sát và tiếp cận:

Sản phẩm ← Hiện Thực ← Thiết Kế ← Linh kiện/Thiết bị/Board (KIT) ← kiến thức cơ bản điện/điện tử/vật lý/IoT

Nhận định kết hợp việc “sinh viên chuyên ngành áp dụng kiến thức cùng kỹ năng được đào tạo để phục vụ xã hội” + tận dụng bản sắc và tài nguyên đang có sẵn và đang được triển khai để xây dựng nên khung chương trình.

Chương trình với khung cơ bản:

  1. Kiến thức cơ bản của Điện/Điện tử, IoT
  2. Kiến thức của các linh kiện/thiết bị/board
  3. Kiến thức và kỹ năng thiết kế circuit sử dụng phần mềm
  4. Hiện thực hóa từ các bài lab đơn giản, thực tế
  5. Triển khai thành sản phẩm ứng dụng thực tế

Chương trình triển khai sẽ tích hợp lý thuyết và thực hành từ cơ bản đến nâng cao trong 5 buổi học, mỗi buổi kéo dài 4 giờ. Đội ngũ giảng viên gồm 2 tiến sĩ và 2 nghiên cứu sinh sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu về IoT, trong khi các sinh viên đang học hoặc đã học môn IoT102 sẽ hỗ trợ giảng dạy.

Chương trình đã được sự đồng thuận của Phòng Giáo dục Thành phố Thủ Đức và định hướng một kế hoạch dài hạn. Chương trình bắt đầu với các giáo viên IT và Công nghệ (đi đầu và tiên phong trong triển khai hàng loạt).

Số lượng Giáo viên IT và Công nghệ ban đầu được ước tính là 120 GV. Tuy nhiên, đến ngày triển khai kế hoạch và công bố nội dung chương trình, số lượng GV tăng từ 120 lên hơn 170 đăng ký (và bổ sung thêm vào ngày khai giảng).

Phục vụ xã hội, Tận dụng bản sắc và nguồn lực có sẵn, chia sẻ kiến thức và trải nghiệm, định hướng ngành nghề, chuẩn hóa thông tin là định hướng mục tiêu của việc triển khai dự án của BM (theo định hướng chung của nhà trường)

Dự án đã được khai giảng vào ngày 09/4/2024 tại phòng Giáo dục Thành phố Thủ Đức (4. Nguyễn Công Trứ, Bình Thọ, Tp. Thủ Đức).

Một vài hình ảnh trong ngày khai giảng và triển khai:

Giáo viên của các trường THCS, GV ĐH FPT – Phân hiệu HCM, các sv trường ĐH FPT cùng các lãnh đạo của phòng Giáo Dục Tp. Thủ Đức
Khai mạc buổi Khai Giảng
Các lãnh đạo của Phòng Giáo dục Tp. Thủ Đức và đại diện Trường ĐH FPT – Trưởng phòng QHDN – anh Nguyễn Trần Phước Bảo
Nhóm chuyên môn của dự án, các thầy và các sv của Trường ĐH FPT – Phân hiệu HCM
Phát biểu khai giảng của thầy Phong – Phó Phòng – Phòng Giáo Dục Đào Tạo Tp. Thủ Đức
Phát biểu của anh Nguyễn Trần Phước Bảo – đại diện trường Đại học FPT – Phân Hiệu Hồ Chí Minh
Cám ơn chân thành của Phòng Giáo dục Tp. Thủ Đức với nhà trường và nhóm triển khai dự án
Học tập theo nhóm cùng sự hỗ trợ của các thầy và các sinh viên của trường ĐH FPT – Phân hiệu HCM
Hướng dẫn thiết kế
Giảng giải nguyên lý
Bắt đầu thiết kế trên phần mềm với các ứng dụng đơn giản
Lắp ráp theo thiết kế
Lập trình để điều khiển
Cùng nhau gỡ rối (debug) và khắc phục

Nguồn: Bộ Môn CF