Chương trình giới thiệu sách mang tên Sách đọc tôi quay trở lại với chủ đề Nhật Bản chào đón mùa xuân 2024!
Tinh thần duy mỹ là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, thể hiện rõ trong cuộc sống đời thường và được phản ánh đa dạng trong văn học nghệ thuật. Biết đến tinh thần duy mỹ ấy trong sáng tác văn chương là một điều thú vị, là con đường hữu ích giúp cho việc tiếp cận văn hóa Nhật Bản nhẹ nhàng, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Thông qua việc giới thiệu các khái niệm căn bản của mỹ học Nhật Bản truyền thống, trên nền ngữ liệu là các tác phẩm đặc sắc của văn học cổ điển Nhật Bản, buổi tọa đàm với chủ đề “Mỹ học trong văn học Nhật Bản” hướng đến tinh thần giao lưu, trao đổi về cách thức người Nhật cảm nhận và ứng xử với cái đẹp, nhằm mở rộng cũng như làm lan tỏa sự hiểu biết về giá trị thẩm mỹ và văn hóa Nhật Bản nói chung.
Đến với Sách đọc tôi số 13, chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp văn hóa, xã hội của Nhật Bản, đi tìm bản sắc Đông Á trong mỗi con người mình. Từ đó chúng ta hiểu hơn về thế giới phương Đông, các giới hạn tư duy bị phá bỏ như thế nào, khung xã hội định hình con người hạnh phúc trong xã hội hiện đại ra sao.
Mời bạn đến tham gia chương trình Sách đọc tôi cùng diễn giả khách mời đặc biệt: cô Lam Anh, giảng viên giảng viên môn ‘Văn học Nhật Bản’ của Khoa Nhật Bản học, trường ĐHKHXH&NV HCM. Cô là tác giả cuốn sách nghiên cứu “Văn học Nhật Bản – vẻ đẹp mong manh và bất tận”, du kí Nhật Bản “Quen lạ xứ người”, và là dịch giả những tác phẩm văn học cổ như
– “Gối đầu lên cỏ”, “Ngày 210”, “Cỏ ven đường” của nhà văn Natsume Soseki
– “Xứ tuyết” của nhà văn Kawabata Yasunari
– “Phố tuyết” của nhà văn Hayashi Fumiko
– “Gió nổi lên” của nhà văn Hori Tatsuo
- Hẹn gặp bạn ở phòng seminar Thư viện, Đại học FPT HCM
- Lúc 3 giờ chiều, thứ 5, 11.1.2024
PHÒNG QHDN