Sáng ngày 21/02, chuỗi Philosophy Talk số 13 với chủ đề “Sợ” do Bộ mềm Kỹ năng mềm chủ trì đã khép lại với buổi thảo luận đầy cảm xúc và sâu sắc xoay quanh hai chủ đề: “Cái Giá Của Sự Trưởng Thành” và “Sợ Bắt Đầu”. Dưới góc nhìn triết học Mác-xít, các diễn giả và người tham dự đã cùng nhau mổ xẻ những nghịch lý, thách thức trong hành trình trưởng thành của con người hiện đại, đồng thời tìm kiếm tiếng nói chung để vượt qua nỗi sợ hãi luôn thường trực.
Đặc biệt, Chủ đề “Cái Giá Của Sự Trưởng Thành” với sự chia sẻ từ 2 Cựu sinh viên Đại học FPT là Anh Nguyễn Gia Khiêm và Chị Vũ Thị Bích Phương đã chạm đến những nỗi đau và mâu thuẫn nội tại mà người trưởng thành phải đối mặt, đặc biệt là trong tình yêu.
Trưởng thành là gì?: Triết học Mác – Lênin nhấn mạnh rằng con người không tồn tại trong chân không mà được hình thành và định hình bởi các điều kiện xã hội, kinh tế và lịch sử. Sự trưởng thành không chỉ là một quá trình cá nhân, mà còn là một quá trình xã hội. Để phát triển, con người cần tham gia vào các hoạt động thực tiễn, giao lưu và hợp tác với người khác. Đây chính là cái giá vô hình mà mỗi chúng ta phải trả để trưởng thành. Chỉ khi trải qua những khó khăn và thử thách, con người mới có thể nhận thức được giá trị của tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Sự trưởng thành, vì thế, là một quá trình liên tục phấn đấu để vượt qua nỗi đau trong cuộc sống, qua đó xây dựng một xã hội công bằng hơn. Mỗi thất bại hay thành công đều là bài học quý giá, giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trong thực tiễn, sự trưởng thành không chỉ là sự cải thiện bản thân mà còn là sự cống hiến cho cộng đồng và xã hội.
“Cái giá của sự trưởng thành” không chỉ là sự hy sinh, nỗi đau mà còn là hành trình tìm kiếm tri thức, tự do và hạnh phúc. Triết học Mác – Lênin giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình này, khẳng định rằng sự trưởng thành không chỉ nằm trong tay cá nhân mà còn là kết quả của những nỗ lực bền bỉ vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả.
Philosophy Talk số 13 đã kết thúc trong không khí ấm áp, cởi mở, với những cái bắt tay, những cuộc trao đổi liên tục sau giờ nghỉ. Người tham dự rời đi với hành trang là những câu hỏi mới, góc nhìn mới, và trên hết – niềm tin vào sức mạnh của tư duy phản biện.
Chương trình một lần nữa chứng minh rằng, triết học không chỉ là lý thuyết, mà còn là công cụ sắc bén để giải mã đời sống, từ tình yêu, học tập đến sự nghiệp. Hy vọng sau đây, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy cho mình một câu trả lời riêng – để vững tin bước tiếp con đường mình đã chọn.
BỘ MÔN KỸ NĂNG MỀM