15 CÁCH ĐỂ TÌM THẤY ĐAM MÊ, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Để làm một công việc mà không bao giờ cảm thấy chán nản, mệt mỏi chắc chắn đó phải là công việc mà bạn cảm thấy thật sự đam mê. Nhưng trong thời điểm hiện tại, người trẻ hiếm khi tìm được việc làm vừa ý và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của chính mình.Trong bài viết này, iVIEC hy vọng rằng những cách được chia sẻ dưới đây có thể hỗ trợ bạn tìm thấy định hướng đúng đắn và đam mê của bản thân để phát triển hơn trong công việc, sự nghiệp.

Để làm một công việc mà không bao giờ cảm thấy chán nản, mệt mỏi chắc chắn đó phải là công việc mà bạn cảm thấy thật sự đam mê. Nhưng trong thời điểm hiện tại, người trẻ hiếm khi tìm được việc làm vừa ý và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của chính mình.

Trong bài viết này, iVIEC hy vọng rằng những cách được chia sẻ dưới đây có thể hỗ trợ bạn tìm thấy định hướng đúng đắn và đam mê của bản thân để phát triển hơn trong công việc, sự nghiệp.

Định nghĩa về đam mê

Theo từ điển Merriam-Webster, đam mê là “một sở thích, mong muốn hoặc sự đầu tư mạnh mẽ đối với một hoạt động, đối tượng hoặc một bộ môn cụ thể”. Khi bạn làm việc với niềm đam mê của mình, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và thư giãn hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể nâng cao chất lượng công việc cũng như năng suất lao động. Đam mê có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào sở thích hoặc mục đích của bạn. Dưới đây là một số ví dụ những đam mê có thể chuyển đổi thành công việc:

Đam mê và sở thích: Sự khác biệt là gì?

Sở thích là hoạt động bạn thích làm khi có thời gian riêng, trong khi đam mê là mục tiêu hoặc hoạt động thúc đẩy bạn để thực hiện nó. Đôi khi sở thích có thể trở thành đam mê, và đam mê có thể trở thành sở thích. Để dễ hiểu nhất hãy tham khảo phân biệt đam mê và sở thích dưới bảng sau:

Làm thế nào để tìm thấy công việc mơ ước của bạn?

Cách tốt nhất để xác định đam mê của bạn là chú ý đến các công việc và hoạt động hàng ngày, điều khiến bạn cảm thấy phấn khích, có động lực để thực hiện và phát triển bản thân. Dưới đây là 15 cách để bạn có thể hỗ trợ xác định đam mê, nếu bạn đang chưa tìm thấy định hướng nghề nghiệp, cũng như không biết nên hoạt động và theo đuổi công việc nào, hãy thử tham khảo những phương thức dưới đây.

1. Tìm kiếm những thời điểm, hoạt động mà bạn yêu thích nhất trong ngày

Trong một ngày chắc chắn sẽ có khoảng thời gian mà bạn yêu thích, trong một tuần sẽ có những ngày mà bạn mong đợi. Lí do cho sự hào hứng này có thể là một cuộc họp, công việc hoặc task mà bạn luôn vui vẻ, tràn đầy năng lượng mỗi khi được thực hiện.

Hãy ghi chú lại những thông tin này, về thời gian, hoạt động, theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp bạn xác định được những công việc mình yêu thích, làm việc theo đam mê.

2. Hãy chú ý đến những gì bạn dành thời gian và tiền bạc vào

Chúng ta có xu hướng tập trung nguồn lực của mình, bao gồm thời gian và tiền bạc, vào những thứ có ý nghĩa và quan trọng. Chính vì vậy, có thể bạn sẽ chi tiêu một số khoản tiền kha khá cho những điều mà mình muốn thực hiện. Vậy nên, hãy xem hóa đơn thẻ tín dụng hoặc sao kê quỹ chi tiêu của bạn và xem nó được sử dụng cho mục đích gì.

Lục lại các chủ đề về sách, tạp chí, phim hoặc podcast mà bạn theo dõi, ghi chú lại cách bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi và những hoạt động nào mang lại cho bạn niềm vui. Từ đó có thể xác định, hoạt động đó là niềm đam mê hay sở thích.

3. Xem xét các chủ đề bạn thích truyền tải hoặc nói chuyện với người khác

Hãy quan tâm đến nội dung tương tác của bạn với người khác, bạn hào hứng với chủ đề nào, đối phương có thích thú khi bạn chia sẻ hay không? Từ đó chúng ta thấy một khía cạnh khá tốt cho việc phát triển nghề nghiệp đó là giảng dạy và truyền đạt thông tin.

4. Nghĩ về điểm mạnh của bạn

Các kỹ năng bao gồm cả kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn sẽ đều liên quan đến sở thích, đam mê cụ thể, những điều màn bạn đã đầu tư thời gian và tiền bạc để phát triển hoặc bạn có thể có một năng khiếu khiến bạn cảm thấy tự tin và có động lực khi hoàn thành một số nhiệm vụ, công việc nhất định.

5. Kiểm tra các chi tiết

Khi bạn khám phá những điều tự nhiên thu hút sự chú ý của bạn trong cuộc sống hàng ngày, hãy dành thời gian để cân nhắc xem chính xác điều gì khiến bạn bị thu hút. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng làm tình nguyện viên, làm giáo viên cho các lớp học thêm dành cho người lớn là những hoạt động mà bạn vô cùng yêu thích. Hãy tự hỏi, “Điều gì khiến bạn hạnh phúc khi làm các công việc này?” Một số câu trả lời của bạn có thể là:

  • Có thể làm hoạt động mình yêu thích
  • Trở thành người dẫn dắt trong đội nhóm đó
  • Giúp đỡ người khác

Việc khám phá sâu sắc các yếu tố này có thể mất thời gian, nhưng đổi lại nó sẽ giúp bạn xác định chính xác điều gì thúc đẩy bản thân, tiếp tục thực hiện công việc. Sau đó, bạn có thể tìm các cơ hội việc làm cụ thể phù hợp với sở thích, đam mê cá nhân.

6. Khám phá con đường sự nghiệp

Sau khi xác định được một số lĩnh vực quan tâm, hãy dành thời gian khám phá các công việc khác nhau. Một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy đó là iVIEC, hãy tham khảo một số công việc, ngành nghề trên iVIEC cùng với sự hỗ trợ của AI để có cái nhìn khách quan hơn.

Đọc mô tả công việc có thể giúp bạn tìm thấy những vai trò mà bạn quan tâm, nghiên cứu các vai trò khác có liên quan để mở rộng cơ hội việc làm cho mình. Bạn cũng có thể cân nhắc trao đổi với quản lý hoặc chủ lao động về các lĩnh vực bạn quan tâm và những gì bạn mong muốn thực hiện, để doanh nghiệp có thể mở ra những cơ hội mới.

Nếu trong công ty hiện tại, công việc của bạn không như những gì bản thân mong muốn, nhưng lại có môi trường làm việc phù hợp. Bạn có thể cân nhắc, trao đổi với cấp trên về việc nhận thêm những tác vụ nằm phù hợp đối với tính cách đam mê, liên quan đến danh mục công việc hiện tại.

Nếu bạn nhận ra rằng đam mê của mình không phải là thứ bạn muốn theo đuổi như một nghề nghiệp, bạn vẫn có thể sử dụng những gì bạn đã học được trong quá trình làm việc, kết hợp để tìm kiếm việc làm.

Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng mình đam mê dành thời gian ở nhà với gia đình, bạn có thể tìm kiếm những công việc có lịch trình cố định như công việc văn phòng, cho phép bạn có những khoảng nghỉ để chăm sóc gia đình.

Ngoài ra, còn một số mẹo khác giúp bạn tìm thấy đam mê của mình như sau:

7. Lên ý tưởng về các hoạt động bạn mong muốn thực hiện
8. Thu hẹp sở thích của bạn
9. Viết ra những giá trị quan trọng đối với bạn
10. Nhìn nhận vào khả năng của bản thân
11. Khơi dậy lại đam mê thời thơ ấu
12. Khám phá những điều bạn luôn muốn thử
13. Tiếp cận những người cố vấn, người thân, bạn bè đưa ra lời khuyên
14. Sẵn sàng thử nhiều điều khác nhau
15. Hãy thử thực hiện đam mê của bạn như một công việc phụ lúc đầu

Để nhận thêm được những tips hay về ứng tuyển hãy theo dõi các trang thông tin chính thức của iVIEC nhé!

Trích nguồn: iVIEC Career Hub

PHÒNG QUAN HỆ DOANH NGHIỆP