THÔNG CÁO BÁO CHÍ
CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ (TECHMART) CHUYÊN NGÀNH “CÔNG NGHỆ XANH, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM”
Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM”, sẽ được tổ chức trực tiếp từngày 21 đến ngày 25/9/2024 tại trục đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1,TP.HCM. Sự kiện thu hút hơn 100 công nghệ của 50 doanh nghiệp, trường, viện tham gia trưng bày quảng bá và xúc tiến thương mại (Khu vực số 3 – Khu vực triển lãm sản phẩm công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, xử lý môi trường (Techmart)).
Được sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức sự kiện Techmart thường niên với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất. Cụ thể, Techmart lần này sẽ giới thiệu các giải pháp thuộc lĩnh vực: Khảo sát đánh giá hiện trạng năng lượng; Công nghệ chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành; Lĩnh vực năng lượng tái tạo; Kiểm soát, xử lý nước thải, khí thải… Đồng thời tại sự kiện, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu và trường đại học sẽ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các các công nghệ hiện có và giới thiệu các công nghệ mới tại Việt Nam, sẵn sàng hợp tác và chuyển giao cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.
Techmart “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM”, gồm 3 hoạt động chính: Trưng bày, giới thiệu công nghệ và thiết bị (CN&TB); Hội thảo giới thiệu công nghệ và Tư vấn chuyên gia về công nghệ.
I. Trưng bày, giới thiệu CN&TB
(Vui lòng đăng ký tham tham dự bằng cách quét mã QR Code ở cuối TCBC)
Tại sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động chính:
- 50 gian hàng trực tiếp, trưng bày giới thiệu các quy trình, công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ xanh (Chuyển đổi số, tự động hóa, phần mềm, Robot,…); Năng lượng tái tạo (Năng lượng mặt trời, điện gió, hệ thống tích trữ năng lượng, phần mềm quản lý, tín chỉ carbon,…); Công nghệ và thiết bị xử lý môi trường (Quan trắc, xử lý tái chế, tuần hoàn nguyên vật liệu,…)
- 08 Chuyên gia thường trực tư vấn miễn phí công nghệ và thiết bị đến từ Trường Đại học Bách khoa; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh…
- 13 chuyên đề hội thảo trình diễn công nghệ tại sự kiện.
Đặc biệt, Techmart lần này chú trọng các công nghệ và thiết bị ứng dụng góp phần thúc đẩy phục vụ chuyển đổi công nghiệp xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những giải pháp tự động hóa hiện đại, sử dụng ít năng lượng, giảm lượng chất thải và ô nhiễm điển hình như: Giải pháp an ninh thông minh Smartlook tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho nhà máy/doanh nghiệp sản xuất: Robot CNC tạo mẫu và gia công khuôn tích hợp cảm biến IOT sử dụng trong dây chuyền sản xuất tự động; Quy trình sản xuất chế phẩm phủ sinh học bảo vệ các vật liệu tự nhiên; Công nghệ xử lý nước thải bằng AAO; Công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước…
II. Hội thảo trình diễn công nghệ
(Vui lòng đăng ký tham tham dự bằng cách quét mã QR Code ở cuối TCBC)
Bên cạnh các gian hàng, tại Techmat chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM”còn giới thiệu 13 chuyên đề hội thảo về các lĩnh vực: Công nghệ xanh – Năng lượng tái tạo – Công nghệ thiết bị xử lý môi trường (Khu vực số 7 – Không gian kết nối giao thương, tương tác, trải nghiệm), cụ thể như sau:
THỨ BẢY, NGÀY 21/09/2024
- Hệ thống đo lường và giám sát từ xa chất lượng môi trường không khí cho khu công nghiệp, khu dân cư dựa trên nền tảng IoT, TS. Phạm Văn Khoa – Trưởng ngành Máy tính – Viễn thông – Khoa Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
- Giải pháp khảo sát, kiểm tra hệ thống điện mặt trời, điện gió và tạo bản sao 3D kỹ thuật số bằng drone kết hợp công nghệ AI, Dr. Conrad Rider – CEO & Ông Huỳnh Hân – Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh – Công ty TNHH Techstar Western.
- Giải pháp phòng thí nghiệm OPEN-LAB Drymax – SLD ứng dụng trong sản xuất pin lithium, Th.S Nguyễn Minh Thái – Tổng Giám đốc – Công ty Cổ phần ENCO.
- Công nghệ khí hóa xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp – chế biến tạo năng lượng phục vụ quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm, PGS.TS Bùi Trung Thành – Trưởng Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh – Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
- Công nghệ Plasma Nano Bubble xử lý nước thải đầu nguồn cho nhà máy, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn…, Ông Trần Ngọc Đảm – Phó Giám đốc – Công ty TNHH Công nghệ Năng Lượng và Môi Trường CES PLASMA.
- Công nghệ AO xử lý nước thải và tái sử dụng cho khu công nghiệp, khu dân cư…, Th. S Nguyễn Văn Huy – Giám đốc – Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Envico.
CHỦ NHẬT, NGÀY 22/09/2024
- Giải pháp điều khiển phân tán hệ thống quản lý năng lượng tái tạo sử dụng công nghệ AI tối ưu chi phí sản xuất trong nhà máy, PGS.TS Nguyễn Tấn Lũy – Giảng viên chính – Bộ môn Điều khiển tự động – Trường Đại học Bách khoa TP.HCM – Thành viên cao cấp Hội Kỹ sư điện – điện tử Việt Nam.
- Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất, Bà Hà Thị Quế Lan – Giám đốc chiến lược – Công ty Cổ phần Công nghệ Hợp Long.
- Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 – Smart Factory, Ông Nguyễn Khánh Duy – Giám đốc Kinh doanh – Công ty Cổ phần Giải pháp Doanh nghiệp Toàn Cầu.
- Giải pháp hoạch định và kiểm soát nguồn lực 4M (Nguyên vật liệu, Quy trình sản xuất, Máy móc, Nhân công) trên Hệ thống ASOFT-ERP, Ông Lê Văn Toại – Cố vấn doanh nghiệp – Công ty Cổ phần ASOFT.
- Mô hình xác định sản lượng năng lượng mặt trời và hệ thống giám sát, phát hiện, chẩn đoán lỗi dàn pin quang điện dựa trên nền tảng IoT, TS. Lê Phương Trường – Trưởng phòng Khảo khí và Đảm bảo chất lượng – Khoa Cơ điện điện tử và Khoa sau đại học – Trường Đại học Lạc Hồng.
- Công nghệ lưu trữ và vận hành trạm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), Ông Vũ Văn Nam – Trưởng phòng Kinh doanh – Công ty TNHH Kỹ thuật Gas Phúc Sang Minh.
- Ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí CO2 cho các doanh nghiệp sản xuất – Ông Nguyễn Quốc Việt – CEO Công ty Cổ phần VINASOL
III. Tư vấn chuyên gia về công nghệ
(Vui lòng đăng ký tham tham dự bằng cách quét mã QR Code ở cuối TCBC)
Khu tư vấn với đội ngũ 8 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường tư vấn miễn phí trong hai ngày 21&22/09/2024. Trong đó:
- PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh (Giảng viên cao cấp – Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM): Tư vấn kỹ thuật kiểm soát và công cụ quản lý đo lường năng lượng, đánh giá hiện trạng năng lượng; Tư vấn phương pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp; Tư vấn công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp lý – hóa – sinh học; Tư vấn xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng quá trình Stick – Bed và Swim – Bed.
- PGS.TS Tô Thị Hiền (Trưởng Bộ môn Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM: Tư vấn đo đạc và tính toán phát thải khí nhà kính; Tư vấn kiểm soát phát thải ô nhiễm bụi và khí trong quá trình sử dụng năng lượng; 5 Tư vấn thiết kế hệ thống quan trắc môi trường; Tư vấn ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước; Tư vấn cải tiến hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp; Tư vấn về ô nhiễm vi nhựa và biện pháp giảm thiểu.
- PGS.TS Lê Hùng Anh (Viện trưởng – Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường – Đại học Công nghiệp TP.HCM: Tư vấn phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật xử lý nước thải; Tư vấn đánh giá tiềm năng thu hồi năng lượng từ các nguồn chất thải công nghiệp và đô thị tại Việt Nam; Tư vấn xây dựng mô hình khu công nghiệp carbon thấp; Tư vấn làm sạch nước thải ao nuôi tôm sú bằng vi tảo chọn lọc kết hợp thu hồi sinh khối vi tảo cho sản xuất dầu sinh học; Tư vấn quản lý chất thải rắn theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp; Tư vấn áp dụng IoT trong xử lý nước, nước thải, rác thải.
- PGS.TS Đinh Thị Nga (Giảng viên – Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường – Đại học Công nghiệp TP.HCM): Tư vấn thực hiện kiểm kê và báo cáo kiểm kê khí nhà kính; Tư vấn quy trình giảm phát thải, trung hòa carbon (carbon-neutral), dấu chân carbon (boncarbon footprint), cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), Net Zero; Tư vấn kỹ thuật xử lý nước thải; Tư vấn sản xuất năng lượng sinh học (waste to energy); Tư vấn các vật liệu thân thiện với môi trường.
- PGS.TS Phạm Thế Bảo (Trưởng khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Sài Gòn): Tư vấn về nhận dạng, tính toán thông minh, xử lý ảnh, ứng dụng AI trong quản lý sản xuất; Tư vấn giải pháp công nghệ, chuyển đổi số trong điều hành và vận hành; Tư vấn chuyển đổi từ các trung tâm dữ liệu truyền thống sang các trung tâm dữ liệu đám mây và ngược lại; Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý môi trường.
- TS. Nguyễn Đức Dũng (Trường Phòng thí nghiệm Công nghệ thông minh tiên tiến – Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM): Tư vấn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, phần mềm quản lý sản xuất: Machine Learning, Computer Vision, Sound Processing, Generative AI; Tư vấn thuật toán học tăng cường hỗ trợ lái xe thông minh; Tư vấn các ứng dụng trong xử lý tín hiệu giọng nói với các công nghệ học sâu.
- TS. Nguyễn Xuân Viên (Trưởng Bộ môn Năng lượng tái tạo – Khoa Cơ khí Động lực – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM): Tư vấn thiết kế hệ thống điện mặt trời; Tư vấn tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng; Tư vấn phương pháp thu nhận năng lượng Hydrogen; Tư vấn công nghệ tế bào nhiên liệu/pin nhiên liệu (Fuel Cells) để sản xuất điện và nhiệt ít phát thải, không carbon; Tư vấn tính toán, thiết kế và lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo.
- TS. Lê Hữu Quỳnh Anh (Giảng viên – Trường Đại học tài nguyên và môi trường TP.HCM): Quy trình công nghệ tổng hợp và phân tích vật liệu nano, vật liệu thân thiện môi trường, ứng dụng xử lý môi trường nước thải; Tư vấn và đào tạo doanh nghiệp thực hiện Kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính theo ISO 14064: 2018, dấu chân carbon ISO 14067:2018, trung hòa carbon PAS 2060:2014, báo cáo theo cơ chế CBAM; Tư vấn và đào tạo doanh nghiệp thực hiện Báo cáo phát triển bền vững ESG.
Ban tổ chức hy vọng sự kiện sẽ là cơ hội để kết nối các tổ chức, doanh nghiệp góp phần xây dựng hệ sinh thái sản xuất xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.
Chi tiết về TECHMART CHUYÊN NGÀNH “CÔNG NGHỆ XANH, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM” vui lòng liên hệ TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KH&CN TP. HCM:
Phòng Giao dịch công nghệ
Địa chỉ: 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 3521 0735 – 3822 1635 6
Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn
Mobile: 0939413733 (Chị Thùy Vân)
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KH&CN TP. HCM